Năm 2023 đã sắp kết thúc rồi.
Đối với mọi người, năm nay là một năm như thế nào? Ở nhiều khu vực của Nhật Bản, mọi người chúc Tết theo lịch Dương.
Người Nhật đã lưu giữ những phong tục tập quán truyền thống được thực hiện trước thềm năm mới.
Bạn đã từng tìm hiểu về những phong tục truyền thống này, bao gồm cả Tết đều có ý nghĩa riêng của chúng. Các bạn đã từng thử tìm hiểu về những phong tục được lưu truyền từ thời xa xưa này chưa?
Tại sao Tết là một dịp trọng đại như vậy?
Khi gặp nhau lần đầu tiên trong năm mới, người ta nói với nhau "あけましておめでとうございます" (Akemashite omedetou gozaimasu).
Nó không chỉ là việc chúc mừng đã trải qua năm cũ trong yên bình và chào đón năm mới mà còn là sự biểu lộ lòng biết ơn và niềm vui về việc vị thần năm mới đã mang lại phúc lợi cho một năm vừa qua.
Vị thần năm mới là vị thần đem lại mùa màng bội thu, và cũng có thể nói đây là tổ tiên của chúng ta.
Dọn dẹp nhà cửa 大掃除
Nguồn gốc của việc “tổng vệ sinh” là để chuẩn bị cho việc đón tiếp thần năm mới và tổ tiên bằng cách dọn bụi thanh trên bàn thờ gia đình.
Đây là một nghi lễ cuối năm, mọi người bỏ đi những đồ dùng không cần thiết, lau chùi những nơi thường không làm sạch, như cửa sổ và bếp. Việc dọn dẹp nhà cửa giúp mọi người đón năm với một tinh thần tươi mới.
Mì trường thọ 年越しそば
Vào đêm giao thừa, người Nhật Bản thường ăn mì trường thọ.
Mong muốn "sống lâu và khỏe mạnh", được biểu lộ qua việc ăn mì soba. Có người cũng tin rằng mì dễ đứt, nên việc ăn mì vào dịp cuối năm cũng có nghĩa là "cắt bỏ tai họa" hoặc "giải quyết nợ".
Mọi người thường ăn mì trường thọ cùng tempura tôm như một nét biểu tượng cho món ăn này.
Tiếng chuông đêm giao thừa 除夜の鐘
"除夜" (Jo-ya) có nghĩa là đêm giao thừa. Tiếng chuông đêm giao thừa tại các đền thờ dựa trên triết lý của đạo Phật, cho rằng con người có 108 tội lỗi.
Bằng cách đánh 108 tiếng chuông, người Nhật mong muốn thanh tẩy những tội lỗi như tức giận, ghen tị và lòng tham, để bước vào năm mới với tâm hồn trong trắng.
Cây nêu ngày Tết 門松
Cây nêu là vật trang trí đặt trước cửa nhà vào dịp Tết.
Cây nêu ngày Tết được đặt trước cửa như một dấu hiệu cho thần năm mới có thể tìm đến mà không bị lạc. Cây nêu bao gồm cây "竹" (trúc) chĩa thẳng lên trời, cây "松" (thông) lá xanh quanh năm và cây "梅" (mai) đơm hoa vào đầu xuân.
Shimenawa しめ縄
Shimenawa là vật trang trí để chỉ định vị trí linh thiêng chào đón thần năm mới đến nhà.
Người ta treo nó ở cổng, bàn thờ, hoặc tokonoma (tủ tường hay thấy trong các ngôi nhà Nhật).
Bánh kagami mochi 鏡餅
Sau khi được dẫn lối bởi cây nêu và shimenawa, thần năm mới được cho là sẽ trú ngụ trong chiếc bánh kagami mochi. Nói cách khác, bánh kagami mochi là nơi ở của thần năm mới.
Kagami mochi có hình tròn và được xếp hai tầng, trên cùng có quả cam.
Lì xì お年玉
Tương tự như tại Việt Nam, ở Nhật cũng có truyền thống tặng lì xì vào dịp Tết.
Ở Nhật, truyền thống này thường là nhận tiền mặt từ bố mẹ hoặc họ hàng.
Trong giới nghệ thuật, thày cũng có thể trao lì xì cho học trò. Như vậy, lì xì ở Nhật là phong tục người trên trao tiền mặt cho người dưới mình.
Osechi おせち
Vào dịp Tết, người Nhật Bản thường chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt gọi là "おせち" (Osechi).
Mỗi món ăn trong Osechi đều chứa đựng ý nghĩa khác nhau như mùa màng bội thu, gia đình bình an, mạnh khoẻ trường sinh.
Những món này được xếp trong hộp đựng nhiều tầng, và cả gia đình cùng thưởng thức nó trong những ngày đầu năm mới.
Ngoài ra, việc chuẩn bị đồ ăn sẵn từ trước và ăn trong những ngày Tết giúp cho thần bếp núc được nghỉ ngơi, nhưng chủ yếu là để cho những người phụ nữ trong nhà không phải đứng bếp vào dịp Tết.
Thăm đền chùa đầu năm mới 初詣
Vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới, người Nhật thường đến các đền chùa để cầu may mắn.
Họ thể hiện lòng biết ơn vì một năm bình an, và cầu mong năm mới an khang thịnh vượng.
Bưu thiếp chúc tết 年賀状
Vào ngày Tết, người Nhật thường gửi tới bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng những bưu thiếp chúc mừng năm mới.
Điều này là một truyền thống nhằm gửi lời cảm ơn đối với những người đã giúp đỡ mình trong suốt năm qua. Thông thường, mọi người chuẩn bị trước bưu thiếp và gửi chúng vào ngày đầu tiên của năm mới để đảm bảo đến đúng ngày mùng Một.
Trong trường hợp mình nhận được bưu thiếp từ người mình không gửi, chúng ta vẫn có thời gian viết và trả lại họ.
Dù ngày nay có nhiều người sử dụng email thay vì bưu thiếp, nhưng nhận được một lá thư tay vẫn khiến người nhận cảm thấy rất vui mừng.
Tổng kết
Các phong tục năm cũ và năm mới của Nhật Bản đều dựa trên niềm tin cổ truyền.
Mặc dù có những thay đổi lớn về hình thức trong thời đại hiện đại, nhưng tất cả đều chứa đựng những lời chúc như "Sống mạnh khoẻ, sống thọ" hay "Gia đình hòa thuận, bình yên."
Tết Nhật có những nét giống và khác Tết Việt Nam. Hãy thử trải nghiệm Tết Nhật Bản và những giá trị truyền thống này.
Commentaires