top of page

Tại sao số lượng cửa hàng bánh mì lại tăng nhanh ở Nhật Bản? Gấp bốn lần so với 10 năm trước !



 Hình ảnh bánh kẹp của Việt Nam mang tên “Bánh mì" đang ngày càng được biết đến nhiều hơn bởi người Nhật. Bên cạnh sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Nhật, các quán ăn Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn, cùng với nhu cầu vừa có thể dùng điện thoại vừa mang đi theo ăn sau đợt dịch COVID-19. Tại tỉnh Gunma, nếu các bạn ghé qua các cửa hàng bánh mì sẽ thấy sự đa dạng của hương vị cũng như nguyên liệu. 


Chủ cửa hàng đồ ăn Việt Nam “Delichi" tại thành phố Isezaki, bà Yoshida Naomi (48 tuổi) chia sẻ rằng: “Tôi nêm nếm món ăn bằng hương vị đậm đà theo phong cách miền Nam Việt Nam. Tôi sinh ra ở miền Trung, nhưng tôi thích hương vị miền Nam hơn là hương vị đơn giản của bánh mì miền Bắc". Cửa hàng đã mở từ cách đây 14 năm và được coi là một trong những cửa hàng Việt Nam lâu đời nhất trong tỉnh. 


Bà Yoshida đã đến Nhật vào năm 1999, kết hôn với một người đàn ông tị nạn tại Đông Dương đang sinh sống tại Nhật, và bà đã đổi quốc tịch Nhật Bản. Ban đầu khi mới mở cửa hàng, lượng khách Việt Nam và Nhật bằng nhau, nhưng hiện nay thực khách Nhật chiếm đến 70%.


Món “Bánh mì pate gan" (có giá 750 yên gồm thuế) tại quán bao gổm pate gan gà, cà rốt, cà chua và các loại rau kẹp trong bánh mì cứng. Bánh không hề có mùi tanh của gan mà lại thơm bật lên với mùi vị của ớt. “Tôi cố gắng tái tạo hương vị nguyên bản, nhưng nếu bạn không thích rau mùi, tôi có thể không bỏ vào. Hãy cho tôi biết khẩu vị của bạn".


Bánh mì bắt nguồn từ thời kì thực dân Pháp, khi bánh mì Pháp trở nên phổ biến và mọi người bắt đầu ăn như một loại sandwich. Các nguyên liệu ăn kèm đa dạng từ thịt, cá cho tới các loại rau. Sự kết hợp giữa phong cách phương Tây và Đông Á tạo nên một hình ảnh trang nhã, đang dần len lỏi vào những nhà hàng trong trung tâm đô thị lớn như Tokyo. 


Theo người đại diện của “Hiệp hội bánh mì Nhật Bản" (Tokyo) thành lập vào tháng 8 năm 2022 với mục đích thúc đẩy và truyền bá thông tin, ông Minamiya Koshimoto (41 tuổi) cho biết rằng Bánh mì bắt đầu được tiêu thụ ở Nhật từ khoảng năm 2000. Tính cả các bếp ăn di động (cửa hàng phục vụ đồ ăn trong ô tô hoặc một phương tiện di chuyển) thì hiện nay trên toàn quốc có khoảng 500 cửa hàng, gấp bốn lần so với 10 năm trước.


Ngài Koshimoto cho biết rằng “Trong khi có những quán cố gắng tái tạo hương vị nguyên bản thì có những quán phục vụ cả hương vị biến thể như vị cà ri saba, tạo nên sự phân hoá rõ rệt giữa hai phong cách. Xu hướng địa phương hoá này đã thúc đẩy sự phổ biến, khiến cho các món ăn độc đáo trở nên dễ ăn hơn cho những thực khách không thích rau mùi".


Ông còn kể đến ngoài các khu vực đô thị đã tập trung nhiều cửa hàng bánh mì như Tokyo, Kanagawa, Aichi, khu vực Gunma, nơi tập trung tỷ lệ người Việt cao cũng dần chứng kiến sự tăng lên của cửa hàng bánh mì. 


Cửa hàng “Bánh mì DZO DZO (Yoyo)” gần đại học Gunma cơ sở Kiryu (thành phố Kiryu) là một cửa hàng chuyên bánh mì duy nhất ở tỉnh này. Chú quán là chị Nguyễn Thị Tuyết Mai (35 tuổi), xuất thân từ miền Nam Việt Nam, quán khai trương vào tháng 2 năm 2018, chỉ phục vụ mang đi.


Quán phục vụ 2 loại bánh mì, một loại là vị nguyên bản và một loại mang phong cách Nhật, đều sử dụng bánh mì tự làm. Một món trong menu biến thể là món “Bánh mì cá đóng hộp" (300 yên), không tanh mùi cá mà ăn giống như thịt gà kết hợp với bánh mì cứng. Mặc dù ở Việt Nam có loại bánh mì kẹp cá đóng hộp nhưng do ở Nhật không có sẵn nên chị đã nảy ra ý tưởng sử dụng cá saba hầm đóng hộp và nêm nếm cho ra hương vị Việt Nam. 


Khi được hỏi về lý do mở cửa hàng, chị Mai kể rằng: “Tôi muốn dành thời gian với gia đình nên đã mở cửa hàng trong một góc nhà của mình. Thực khách hầu hết đều là người Nhật. Tôi hy vọng khi họ thưởng thức món ăn của tôi, họ sẽ đem lòng yêu mến đất nước Việt Nam và có mong muốn ghé tới đất nước của tôi khi đi du lịch”.


"「バインミー」人気拡大中 コロナ禍が追い風、日本独自アレンジも" 毎日新聞 2024/2/16(金) 6:30


👝【PAPAKEN × Next Stage Asia】



PAPAKEN×Next Stage Asia Hỗ trợ giới thiệu việc làm miễn phí !

🔸Tư vấn giới thiệu JOB tại Nhật

🔸Hỗ trợ sửa CV, Luyện tập phỏng vấn

🔸Hỗ trợ xin VISA




0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Комментарии


bottom of page